Giải đáp một số câu hỏi về vấn đề trồng răng implant

Cắm ghép implant như thế nào?
Implant là cách thức cấy ghép chân răng nhân tạo bằng chất liệu titan vào trong xương hàm rồi gắn răng giả lên trụ titan để phục hình răng. Phương pháp trong rang implant này dùng để thay thế một hoặc nhiều răng đã mất mà không tác động đến những răng bên cạnh.


Nên trồng răng vào lúc nào?
Chân răng implant nên được cấy ghép ngay sau khi nhổ răng hoặc bị mất răng. Thuốc tê sẽ được sử dụng trong quá trình thực hiện không gây nên cảm giác đau đớn. Phần răng giả sẽ được lắp vào trụ sau khi vùng xương quanh trụ đã được hình thành chắc chắn( trong khoảng 2 đến 6 tháng). Một số trường hợp có thể gắn răng hỗ trợ tạm thời ngay sau cấy ghép implant.

---Có thể bạn chưa biết: bọc răng sứ cho răng bị thưa

Một số lưu ý về cấy ghép implant
Cần có thể tích cùng chất lượng xương hàm đủ để thực hiện phương pháp này. Nếu không đạt được tiêu chuẩn thì có thể áp dụng ghép xương. Ngoài ra thì những răng và lợi quanh vị trí cấy ghép phải khỏe mạnh.
Một số bệnh lý không thể thực hiện phương pháp này như: đang xạ trị vùng mặt, có nguy cơ cao về nhiễm trùng màng trong tim (nhiễm trùng van tim bởi vi khuẩn vùng miệng). Các vấn đề chống chỉ định phần lớn là do răng miệng vệ sinh kém, thường xuyên hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc chống đông...
Phẫu thuật cấy ghép răng Implant thường được cho là phức tạp. Tuy vậy, phương pháp này không tốn nhiều thời gian và phần lớn ca điều trị điều nhanh chóng hồi phục.

Hướng dẫn bảo trì implant:
Cũng như đối với răng thật, cần phải thực hiện vệ sinh răng đầy đủ và thăm khám răng miệng định kì.


Một số biến chứng:
- Nhiễm trùng: giống như răng thật, phần lợi quanh răng implant cũng có thể bị tụt. Hiện tượng được gọi là nhiễm trùng này thường vì vệ sinh răng miệng không tốt.
- Phản ứng cơ học: implant hoặc vít nối giữa chụp với implant có khả năng bị vỡ. Tình trạng này thường rất ít xảy ra.
Phòng ngừa những biến chứng:
- Để đề phòng biến chứng viêm nhiễm cần vệ sinh thật kỹ phần tiếp giáp giữa nướu với implant ít nhất hai lần/ ngày bằng bàn chải thường và chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ. Khám răng định kì tại nha khoa để được nha sĩ theo dõi và hướng dẫn.

- Đề phòng phản ứng cơ học bằng việc kiểm tra khớp cắn thường xuyên, nếu cần thiết nha sĩ sẽ mài nhẹ chụp răng hoặc những răng liên quan

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget